KHỞI NGUỒN CỦA NƯỚC
Người ta nghĩ rằng nước bắt đầu hiện diện trên Trái đất cách đây trên bốn tỷ năm, thời kỳ mà các sao chổi va chạm mạnh vào nhau. Trong hệ mặt trời, khi bị va chạm, sao chổi văng mạnh và rơi như mưa về hướng Trái đất với vận tốc 120.000km/giờ, để lại những vết lỗ chỗ khi rơi xuống mặt đất. Sao chổi hình thành từ bụi liên hành tinh, carbon và các khoáng chất cùng một số hóa chất và khí. Sâu trong không gian, một số chất này bao gồm cả hydrogen lẫn oxygen đều bị biến đổi và tạo thành nước. Trong suốt nhiều tỷ năm, Trái đất bị bao phủ trong những đám mây hơi nước. Những đám mây này biến thành mưa rơi xuống đất và từ từ làm đầy sông ngòi, biển và đại dương.
HÀNH TINH NƯỚC
Mặc dù hành tinh của chúng ta được gọi là Trái đất nhưng ở trên đó ít đất hơn là nước. Khắp nơi đều là nước và nước. Quả thật, có đến khoảng ¾ diện tích Trái đất được bao phủ bởi nước. Nhìn từ bên ngoài không gian, hành tinh chúng ta quả thật là một hành tinh đầy nước.
Phần lớn nước trên Trái đất nằm ở biển và đại dương, chỉ để lại một phần nhỏ khoảng 3% cho sông hồ. Hầu hết nguồn nước đều nằm ở hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
VÒNG TUẦN HOÀN NƯỚC
Nước trên thế giới liên tục di chuyển giữa biển, không khí và đất liền. Nguyên nhân dẫn đến sự tuần hòa này là hơi nóng tỏa ra từ mặt trời.
1. Mặt trời chiếu xuống biển làm nước ấm lên. Một lượng nước bốc lên biến thành khí (hơi nước) và bay vào khí quyển.
2. Trong quá trình bay lên, hơi nước sẽ nguội đi và một phần hơi nước đông lại thành những giọt nước nhỏ.
3. Những giọt nước nhỏ này tạo thành mây và đến khi đủ nặng các giọt nước đó rơi xuống thành mưa, tuyết, mưa tuyết hoặc mưa đá.
4. Mưa rơi xuống nơi nào thì cuối cùng cũng chảy xuống biển và đại dương.
Và vòng tuần hoàn nước cứ thế lập lại.
SÔNG
Hệ thống sông ngòi là một phần của vòng tuần hoàn nước trên Trái đất khi đưa nước trở về với biển. Một số con sông rất ngắn trong khi một số khác lại rất dài. Sông Mêkông là một trong những con sông lớn trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, qua các nước
Myanma,
Thái Lan,
Lào,
Campuchia trước khi vào
Việt Nam. Sông Mêkông chảy vào Việt Nam bằng hai nhánh sông Tiền và sông Hậu rồi đổ ra biển qua 9 cửa như chín con rồng uốn lượn.
Sông Hậu là nhánh phía Tây sông Mêkong với tổng chiều dài chảy qua Cần Thơ là 55 km. Lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m
3/giây. Nước sạch cung cấp cho người dân thành phố Cần Thơ chủ yếu lấy từ nguồn nước sông này.
NƯỚC VÀ SỰ SỐNG
Tất cả mọi sinh vật trên Trái đất dù là động vật hay thực vật cũng đều cần có nước để sống. Nước chiếm hơn phân nửa trọng lượng cơ thể con người. Tuy nhiên, khi bị nhiễm bẩn, nước sẽ trở thành mối nguy hại to lớn đối với sức khỏe con người, vì trở thành môi trường mang theo rất nhiều vi trùng và chất độc...
NHỮNG CẢNH BÁO VỀ NƯỚC
Thiếu nước: Với tình hình dân số thế giới tăng cao, chúng ta ngày càng sử dụng nhiều nước. Các nhà khoa học cảnh báo rằng lượng nước dùng được sẽ không đủ đáp ứng cho lượng dân số tăng cao và rằng chúng ta đang quá hao phí nước. Tình trạng thiếu nước sẽ nghiêm trọng hơn khi hạn hán xảy ra.
Biến đổi khí hậu: Các nhà khoa học lo ngại rằng việc Trái đất ấm lên do tác động của con người sẽ khiến cho mực nước biển tăng lên nhanh chóng. Nếu Trái đất tiếp tục ấm lên, các tảng băng khổng lồ trên đất liền sẽ tan chảy, đồng nghĩa với việc bờ biển của nhiều quốc gia vốn chỉ cao hơn mực nước biển 1m, sẽ bị ngập lụt.
Nguồn nước bị ô nhiễm: Nguồn nước không ngừng bị ô nhiễm bởi các nguồn thải. Cụ thể như sông Hậu luôn phải tiếp nhận các nguồn thải nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và y tế. Các nguồn thải đã gây nên sự quá tải đối với khả năng tự làm sạch của hệ thống sông rạch, làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn.
Cần Thơ, tháng 01 năm 2014
Nguồn: Nước. NXB Trẻ, 2013 – Tác giả Bob Harvey, Gerry Bailey &Felicia Law – Nguyễn Thị Kim Anh dịch - Hình ảnh từ Internet